album-art

00:00

TẢI MP3 – TRẦN THIỆN TÍCH
TẢI MP3 – MỸ LINH P1
TẢI MP3 – MỸ LINH P2

Bạn Thân Mến,

Chủ đề hôm nay chúng tôi muốn chia xẻ với bạn một góc độ nhìn về kinh doanh Thức Ăn Nhanh của Việt Nam, mà người quen chúng tôi đang muốn phát triển.

Trong qúa trình nghiên cứu và rút ra những bài học trong ứng dụng, để chia xẻ với người quen của chúng tôi, chúng tôi cũng chia xẻ lại với bạn. Biết đâu, với những góc độ nhìn mới này, bạn sẽ trở thành một ông trùm trong nghành Thức Ăn Nhanh sau này, thì sao.

Phần đông, những người có kinh nghiệm về nhà hàng đều có chung một quan điểm: kinh doanh nhà hàng là lối “kinh doanh vĩnh cữu – một vốn bốn lời.”

Ngày nào, còn có người sống thì ngày đó còn có người ăn. Mà hễ còn có người ăn thì còn có thể kinh doanh sinh ra lợi nhuận.

Nếu như bạn cũng đồng quan điểm với họ thì khi nhìn vào những nhà hàng đông nghẹt khách, bạn có nhen nhúm ý định muốn làm giầu từ ngành này không?

Hay bạn đã có sẵn vốn và một địa điểm lý tưởng để kinh doanh, nhưng còn phân vân vì nhiều lý do khác? Bạn e rằng, bạn chưa nắm được đầy đủ thông tin về công việc thú vị nhưng cũng đầy mạo hiểm này; hay là, việc kinh doanh này có thể sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình bạn?

Dù với lý do nào, kinh doanh nhà hàng cũng là một nghành kinh doanh đáng cho bạn suy ngẫm. Chỉ cần bạn có một tư duy đúng đắn, một kế hoạch rõ ràng, một sách lược hợp lý thì lo gì bạn không thành công.

Người xưa có câu: “thất bại là mẹ thành công”. Vậy, nếu muốn thành công thì không có gì hay hơn bằng, bạn hãy học từ những điều thất bại.

Sau đây là 12 sai lầm nghiêm trọng, mà các doanh nhân khởi nghiệp trong nghành ẩm thực nhà hàng thường mắc phải.

  1. Thiếu Kế Hoạch Kinh Doanh
  2. Thiếu Kinh Nghiệm Quản Lý
  3. Thiếu Vốn
  4. Tin Tưởng Sẽ Kiếm Được Tiền Ngay Sau Khai Trương
  5. Thiếu Xây Dựng Quy Chế Làm Việc Và Đào Tạo Nhân Viên
  6. Chọn Sai Địa Điểm
  7. Làm Theo Sở Thích Của Mình
  8. Cố Gắng Làm Hài Lòng Mọi Người
  9. Thiếu Sự Chuẩn Bị Cho Ngày Khai Trương
  10. Không Biết Mình Là Ai?
  11. Kinh Doanh Đa Nghành Nghề
  12. Sợ Thất Bại

Vậy làm sao bạn có thể tránh được 12 sai lầm nghiêm trọng nêu trên?

Muốn khắc phục những sai lầm này thì đây là 10 điều căn bản bạn cần phải có để đạt đến thành công:

  1. Có Sự Tư Duy Đúng Đắn
  2. Biết Mục Đích Rõ Ràng
  3. Biết Lắng Nghe và Có Đầu Óc Cởi Mở
  4. Biết Bạn Muốn Gì?
  5. Biết Bạn Cần Gì?
  6. Thực Sự Mong Muốn Tự Chủ
  7. Đam Mê Trong Công Tác Điều Hành Doanh Nghiệp
  8. Có Hoặc Luôn Cố Gắng Trau Dồi Học Hỏi Kinh Nghiệm Kinh Doanh
  9. Có Kiến Thức Cơ Bản về Kế Toán và Kiểm Soát Tài Chính
  10. Thông Hiểu Tâm Lý Khách Hàng

Dĩ nhiên, không phải ai khởi nghiệp kinh doanh cũng có đầy đủ 10 điều nêu trên, mà bạn cần phải có thời gian dài để bạn tự học hỏi và trau dồi.

Nhưng cách nhanh nhất, vẫn là nhờ sự cố vấn hay giúp sức từ những người có kinh nghiệm. Vì sao?

Bởi vì, họ đã bỏ ra thời gian và tiền bạc để đầu tư và tích lũy kinh nghiệm cho bạn. Cho nên, hãy sử dụng những “sở trường” của họ để bổ khuyết cho những “sở đoản” của bạn.

Như vậy, thành công của bạn sẽ nhanh và có hiệu quả hơn nhiều. Hãy lấy một thí dụ đơn giản như khi bạn bị bịnh thì bạn sẽ làm gì?  Có bốn giải pháp như sau:

  1. Bạn không làm gì cả
  2. Bạn tự chữa cho bạn
  3. Bạn bỏ thời gian và tiền bạc ra, học làm bác sĩ để tự chữa cho bạn
  4. Bạn trả tiền cho bác sĩ khám bịnh cho bạn

Với giải pháp 1, chỉ xẩy ra khi bạn không còn có cơ hội, hay tiền bạc.Với giải pháp 2, chỉ áp dụng khi bịnh của bạn không nghiêm trọng. Với giải pháp 3, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, chắc chắn, bạn chỉ chọn phương án này khi đó là niềm đam mê của bạn.

Vì vậy, thông thường, 95% chúng ta sẽ chọn giải pháp 4, nghĩa là, trả tiền cho bác sĩ khám, và trị bịnh cho chúng ta. Việc đó xẩy ra quá quen thuộc, đến độ, ai trong chúng ta cũng đều tâm niệm rằng “hễ bịnh thì đi bác sĩ”.

Tại sao, khi bịnh, bạn phải đi bác sĩ? Bởi vì, bạn không muốn chết sớm. Bởi vì, bác sĩ là người được đào tạo để chẩn đoán, và đưa ra giải pháp điều trị, giúp cho bạn chiến thắng bịnh tật, đạt được sức khỏe lâu dài.

Trong kinh doanh của bạn cũng vậy, nếu như bạn không có đủ những yếu tố để đem đến thành công cho bạn thì bạn cũng đừng nản lòng. Cách hay nhất là, bạn nên đi tìm những nhà cố vấn có kinh nghiệm về đầu tư trong kinh doanh và nhờ họ giúp bạn.

ĐẦU TƯ NHÀ HÀNG THỨC ĂN NHANH VIỆT NAM

Văn Hóa Ẩm Thực Hoa Kỳ

Ngày xưa, vào thời kỳ tiền sử, khi con người còn sống trong giai đoạn ăn lông ở lỗ, thì ăn chỉ mang một ý nghĩa đơn giản là duy trì sự sống.

Nhưng từ khi tri thức của con người phát triển; từ khi con người đã tìm ra lửa, biết trồng ngũ cốc, nuôi gia súc, gia cầm, tạo ra những gia vị v.v, thì ăn đã tạo ra một nét văn hóa riêng, gọi là văn hóa ẩm thực.

Càng ngày nền văn hóa ẩm thực càng trở nên tinh xảo hơn, và mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, lại có một nền văn hóa ẩm thực đặc thù. Nếu đem so sánh với thời kỳ ăn lông ở lỗ,  “ăn để sống”, thì ngày nay, với nền văn hóa ẩm thực hiện đại, con người không phải chỉ có “ăn để sống” không thôi, mà khối người: “sống để được ăn.”

Riêng tại Hoa Kỳ, nền văn hóa ẩm thực đã trở nên “thiên biến vạn hóa”, phong phú, đa dạng, đa thể, và khác thường.

Nguyên do là vì, mỗi sắc dân đến định cư tại Hoa Kỳ, họ đều mang theo nền văn hóa ẩm thực của xứ sở họ để đóng góp vào nền văn hóa ẩm thực chung của Hoa Kỳ.

Từ đó, tạo nên một nền “văn hóa ẩm thực hợp chủng-đa hệ”, không có một nước nào trên thế giới có được.

Thống Kê

Với dân số hơn ba trăm triệu người, và chỉ số lương bổng hằng năm khá cao so với toàn thể thế giới; kinh doanh trong nghành ẩm thực tại Hoa Kỳ được xem là nghành kinh doanh khá ấn tượng, chiếm 2.5% tổng sản lượng thu nhập của toàn quốc.

Theo dự báo của Hiệp hội Nhà hàng Quốc Gia, doanh số bán hàng tại các địa điểm ăn uống của Hoa Kỳ sẽ tăng 10,2% vào năm 2021, và doanh thu ước tính lên đến gần 900 tỷ USD, do người tiêu dung được thỏa mãn nhu cầu dồn nén về trải nghiệm nhà hàng, mà họ đã bị từ chối trong đại dịch. Với:

  • 12,5 triệu nhân viên ngành nhà hàng vào cuối năm 2020, giảm 3,1 triệu so với mức dự kiến
  • 9/10 nhà hàng có ít hơn 50 nhân viên
  • 7 trong 10 nhà hàng là hoạt động đơn lẻ
  • 8 trong 10 chủ nhà hàng bắt đầu sự nghiệp trong ngành của họ ở các vị trí cấp thấp

Thì, ngành nhà hàng phục vụ nhanh (fast food) ở Hoa Kỳ, được dự báo sẽ đạt 281,68 tỷ đô la, vào năm 2021. So với doanh thu đạt hơn 200 tỷ đô la vào năm 2020.

Và đây là 7 ông trùm bán thức ăn nhanh lớn nhất thế giới.

Không phải McDonald’s, KFC, hay Pizza Hut, mà ngôi vị đứng đầu trong làng thức ăn nhanh thế giới lại là Subway.

  1. SUBWAY – 41,000 CỬA HÀNG

Được sáng lâp bởi Fred Deluca năm 1965, tại Miford Connecticut, với số vốn khởi đầu là $1,000 USD. Subway là một trong những chuỗi thức ăn nhanh phát triển nhanh nhất thế giới, khi đã có mặt ở 105 quốc gia khác nhau. Subway chủ yếu bán bánh sandwich và salad. Trên 25.000 cửa hàng ở Mỹ, và hơn 14,900 cửa hàng khác ở ngoài biên giới quốc gia. Tại các thị trường mới nổi, Subway có trên 3,000 cửa hàng.

  1. MCDONALD’S – 39,198 CỬA HÀNG

Mặc dù, đứng thứ hai về số lượng cửa hàng, nhưng McDonald’s lại xếp thứ nhất ở mặt hàng bánh Hamburger ở 119 quốc gia khác nhau. Được thành lập từ năm 1954, hiện nay McDonald’s có 18.332 cửa hàng ở Bắc Mỹ, và hơn 20,000 cửa hàng ở các nước khác. Trong đó có 5.942 cửa hàng ở các thị trường mới nổi. Cuối năm 2020, giá trị thương hiệu doanh thu ước tính khoảng 129,32 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, lợi nhuận ròng vào khoảng 19.2 tỷ USD.

  1. KENTUCKY FRIED CHICKEN (KFC) – 25,000 CỬA HÀNG

Có trụ sở chính tại Louisville, Kentucky, bên cạnh mặt hàng chủ lực là gà chiên, KFC cũng bán cả bánh Hamburger, salad, gà chiên Pháp và nhiều đồ ăn khác nữa. Tại Mỹ, hiện KFC đang có 4,062 cửa hàng, và hơn 20,000 cửa tiệm tại nước ngoài.

  1. BURGER KING – 18,625 CỬA HÀNG

BK là từ viết tắt của Burger King đã là cái tên quen thuộc trong thị trường thức ăn nhanh của Mỹ thành lập từ năm 1953. Hiện nay, chuỗi cửa hàng của BK đã vươn tói 73 quốc gia khác nhau, bên cạnh 7.257 cửa hàng tại quê nhà.

  1. DOMINO’S PIZZA – 17,644 CỬA HÀNG

Domino’s Pizza có trụ sở chính tại Charter Township, Michigan, được thành lập từ những năm 60 của thế kỷ trước. Hiện Domino Pizza đã mở rộng mô hình kinh doanh ra 70 quốc gia khác nhau, gồm 6,355 cửa hàng trong nước Mỹ, và hơn 11,000 cửa hàng tại nước ngoài.

  1. PIZZA HUT – 11,000 CỬA HÀNG

Pizza Hut thực ra là công ty con của Yum!, thương hiệu rất được giới trẻ yêu thích. Kể từ ngày thành lập năm 1958, hiện Pizza Hut đã có mặt ở 94 quốc gia khác nhau, trong đó, có 6,685 cửa hàng được mở tại Mỹ. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Pizza Hut là bánh Pizza, bên cạnh bánh mì, mì ống, salad và các thức ăn nhẹ khác.

  1. WENDY’S – 5,888 CỬA HÀNG

Wendy là chuỗi cửa hàng Hamburger lớn thứ ba thế giới, sau McDonald’s năm 2010. Wendy‘s được thành lập năm 1969 bởi Dave Thomas và có trụ sở tại Ohio, Mỹ. Ở bên ngoài biên giới xứ cờ Hoa, Wendy’s chỉ có khoảng gần 700 cửa hàng – khá chênh lệch so với thị trường nội địa.

ĐÓNG CỬA

Nếu 7 ông trùm trong nghành kinh doanh ẩm thực mỗi ngày một bành trướng đến chóng mặt, thì không ít những doanh nhân đầu tư trong nghành ẩm thực nhà hàng lại đành phải “ngậm cười nơi chín suối.”

Theo kết quả nghiên cứu của trường đại học Ohio, tỷ lệ đóng cửa cao nhất của các nhà hàng là 26% trong năm đầu tiên, 19% trong năm thứ hai, và 14% trong năm thứ ba.

Như vậy, trong vòng 3 năm thì có khoảng 59% nhà hàng sẽ đóng cửa. Nguyên do là vì họ đều vướng vào trong 12 thiếu sót, sai lầm sau đây.

PHÂN TÍCH 12 THIẾU SÓT SAI LẦM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ HÀNG

  1. THIẾU KẾ HOẠCH KINH DOANH

Kế hoạch kinh doanh là yếu tố sống còn của một doanh nghiệp. Nhiều chủ doanh nghiệp nhà hàng đã thất bại, vì yếu tố này.

Một kế hoạch kinh doanh được xem là tốt, khi kế hoạch đó mang tính thực tế, khả thi, và phải dựa trên những thông tin chính xác và cập nhật nhất, đồng thời, phải mang tính chiến lược. Một kế hoạch kinh doanh được xem là hoàn chỉnh, cần phải bao gồm các yếu tố sau:

  • Mô tả tầm nhìn, mục tiêu và những yếu tố dẫn đến thành công của doanh nghiệp
  • Nhu cầu lao động
  • Các vấn đề và các giải pháp tiềm ẩn
  • Tài chính: vốn trang thiết bị, bảng cân đối thu chi, phân tích lợi tức, phân tích lưu chuyển tiền mặt, dự báo chi phí và dự báo doanh thu
  • Phân tích cạnh tranh
  • Tiếp thị, quảng cáo và các hoạt động khuyến mãi
  • Quản lý ngân sách và quản lý tăng trưởng của doanh nghiệp

Thiếu một kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp thì cũng giống như đời người, sống không có mục đích, hay không có định hướng vậy. Có mấy ai trong đời sống không có mục đích, hay định hướng mà thành công lớn đâu? Kinh doanh của bạn cũng vậy.

  1. THIẾU KINH NGHIỆM QUẢN LÝ

 Đây là lý do hàng đầu dẫn đến thất bại của các doanh nghiệp mới thành lập. Các chủ doanh nghiệp mới thường thiếu những kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến trình độ quản lý và điều hành như: tài chính, phục vụ, bán hàng, tiếp thị, thuê mướn, huấn nghệ, và điều hành nhân công, v.v.

Nguy hiểm hơn, họ lại không tự nhận ra những lỗ hổng, hay thiếu kém về những kiến thức cũng như kinh nghiệm này. Đồng thời, họ cũng không chịu tìm sự hỗ trợ từ những người chuyên nghiệp, nên các chủ doanh nghiệp đã sớm phải đối mặt với những khó khăn lớn.

Sự thiếu thường xuyên nghiên cứu, tổ chức sắp xếp, lên kế hoạch, và kiểm soát tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả hoạt động nghiên cứu thị trường, cập nhật dữ liêu khách hàng, v.v, thì dễ dẫn đến suy sụp nhanh chóng, đâu phải là chuyện lạ.

  1. THIẾU VỐN

Đây là việc rất thường thấy ở những doanh nhân kinh doanh nghành nhà hàng, và nó cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại nhanh chóng của các nhà đầu tư trong lĩnh vực ẩm thực.

Thông thường, khi bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, bạn phải dự trữ ít nhất khoảng 20% đến 30% kinh phí đầu tư làm quỹ dự phòng. Vì trong 6 tháng đầu hoạt động, chắc chắn, nhà hàng của bạn sẽ không thể đông khách như bạn mong muốn.

  1. HY VỌNG SẼ KIẾM ĐƯỢC TIỀN NGAY SAU KHAI TRƯƠNG

Thông thường, khi bạn đã bỏ vốn ra kinh doanh, bạn luôn mong muốn sẽ kiếm được lời nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ việc kinh doanh nhà hàng có thể sinh lời ngay sau ngày đầu khai trương, chắc chắn, bạn đang sống trong mơ.

Thực tế, ngày nay, có một số nhà hàng hoạt động rất tốt, nhưng vẫn phải bù lỗ trong những tháng đầu tiên. Thậm chí, nếu bạn đạt doanh thu tốt trong thời gian đầu, bạn cũng phải dùng số tiền đó để trang trải cho việc đầu tư ban đầu. Do đó, bạn phải luôn theo sát và điều chỉnh sao cho thật hợp lý chi phí lao động và thực phẩm theo số lượng khách. Và điều quan trọng nhất, phải có đủ tiền để trang trải những khoản lỗ phát sinh trong thời gian đầu.

Đừng ảo tưởng và hy vọng, vì trong kinh doanh luôn đòi hỏi bạn phải có “một trái tim nóng (đam mê), và một cái đầu lạnh (biết tính toán), chứ không phải một “trái tim lạnh (tính toán) và cái đầu nóng (mong chờ).

  1. THIẾU XÂY DỰNG QUY CHẾ LÀM VIỆC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN

Ngoài chức trách đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh của nhà hàng của bạn ra, nhân viên của bạn còn là lực lượng nòng cốt, là tài sản của doanh nghiệp.

Nếu bạn cho rằng việc đào tạo nhân viên là mất thời gian, và tốn nhiều chi phí, thì đây là những quan niệm rất sai lầm.

Một nhà hàng, nếu bạn không xây dựng được quy chế làm việc rõ ràng, nghiêm chỉnh, thì chẳng mấy chốc, hình ảnh nhà hàng của bạn sẽ xấu đi trong mắt khách hàng.

Một khi đã xấu đi, dù cho bạn có tốm kém gấp năm, hay mười lần số thời gian, và chi phí cho việc đào tạo nhân viên lúc đầu, cũng khó mà lấy lại lòng tin nơi khách hàng được. Đừng để “mất trâu rồi mới làm chuồng.”

  1. CHỌN SAI ĐỊA ĐIỂM

Mặt bằng thuận lợi luôn là một yếu tố quan trọng, bởi vì, nó cũng đóng góp không nhỏ vào quyết định sự thành bại trong kinh doanh nhà hàng của bạn. Vì thế, bạn không nên thuê một địa điểm không phù hợp để tiết kiệm tiền.

Chỉ cần đặt một câu hỏi như sau: bạn muốn tiết kiệm một chút tiền thuê mặt bằng, hay thuê chỗ rẻ, để rồi một thời gian sau thì nhà hàng của bạn sẽ đóng cửa? hay là bạn chọn địa điểm thích hợp với gía mắc hơn một chút, nhưng bạn có thể tồn tại lâu dài, là bạn sẽ hiểu ra ngay, tại sao bạn phải chọn một mặt bằng tốt để thuê.

Nếu như bạn vẫn kiên quyết mở nhà hàng ở một nơi khuất thì bạn phải chắc rằng: nhà hàng của bạn là một nhà hàng rất nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống. Nếu không thì bạn đừng mong có người cất công đi tìm.

  1. LÀM THEO SỞ THÍCH CỦA MÌNH

Rất nhiều doanh nhân, khi mở nhà hàng thường quan niệm rằng, những cái họ thích, những cái họ thấy đẹp, thấy ngon thì khách hàng cũng sẽ cảm thấy như vậy.

Việc này đôi lúc không sai, nhưng bạn cần nhớ kỹ rằng, khách hàng mới chính là người quyết định, và bạn bắt buộc phải phục vụ theo nhu cầu của họ.

Có những nhà hàng, lúc nào cũng nườm nượp khách, bạn có tự hỏi, tại sao họ lại thành công như vậy không?

Đơn giản, vì người chủ của nhà hàng đó là một người nhạy bén, biết nắm bắt đúng nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời, và nhanh chóng.

Nếu bạn cứ kiên trì rằng, chỉ có bạn mới biết thế nào là đẹp, là ngon, còn khách hang chỉ là thứ yếu, thì bạn cứ chuẩn bị ghi danh vào sách kỷ yếu thế giới “những nhà hàng thất bại nhanh nhất thế giới” là vừa.

  1. CỐ GẮNG LÀM HÀI LÒNG MỌI NGƯỜI

Phục vụ khách hàng giống như làm dâu trăm họ vậy. Mỗi khách hàng đều có sở thích, gu ăn uống, nêm nếm khác nhau.

Bạn không thể nào chiều hết ý của cả trăm khách hàng được. Vì thế bạn nên tập trung vào các món được cho là thế mạnh của nhà hàng, và phát triển nó lên, thay vì, cho ra một thực đơn cả trăm món, mà món nào cũng chỉ tầm thường.

  1. THIẾU SỰ CHUẨN BỊ CHO NGÀY KHAI TRƯƠNG

Đối với việc kinh doanh nhà hàng, ngày khai trương là một ngày rất quan trọng. Nó giúp cho bạn tạo được những ấn tượng đầu tiên đối với những khách hàng của bạn.

Để ngày khai trương được ấn tượng và chỉnh chu nhất, bạn nên mời bạn bè, người thân đến ăn thử trước, để thu thập ý kiến xem quán bạn còn có thiếu sót gì không?

Việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp cho bạn tránh được những sự cố không muốn có trong ngày đầu khai trương.

  1. KHÔNG BIẾT MÌNH LÀ AI?

Một người chủ nhà hàng giỏi là một người kinh doanh có hiệu quả và khéo léo. Nhưng không ít các chủ nhà hàng lại có thói quen hay đi “hỗ trợ” nhân viên trong việc phục vụ, nấu nướng, dọn dẹp.

Thật ra, đấy là một thói quen tốt, giúp cho nhân viên và quản lý được gần gũi với nhau hơn. Tuy nhiên, nếu bạn cứ chú trọng vào những việc này nhiều quá mà sao lãng đi công việc chính của bạn thì thật là nguy hiểm.

Nên nhớ, việc chính của người chủ là khả năng kiểm soát dòng tiền, phân tích chi phí và lợi nhuận. Từ đó, đưa ra những quyết định tác động tích cực đến việc kinh doanh để sinh lợi nhuận, chứ không phải là “trợ viên.”

  1. KINH DOANH ĐA NGHÀNH NGHỀ

Dĩ nhiên, sự đa dạng trong kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp của bạn nhanh chóng gia tăng lợi nhuận.

Nhưng điều đó, chỉ thích hợp khi doanh nghiệp của bạn đã phát triển đến một mức nhất định nào đó. Còn khi khởi nghiệp, sự lựa chọn kinh doanh đa nghành nghề dễ tạo ra nhiều áp lực từ nhiều đối thủ và đối tác.

Từ đó, dễ dẫn đến những đánh giá lệch lạc, hay quyết định sai lầm. Trong kinh doanh, chỉ cần một quyết định sai lầm cũng có thể trở thành tay trắng như chơi.

  1. SỢ THẤT BẠI

Nếu 11 nguyên nhân nêu trên, phần lớn đều do tác động ở “bên ngoài”, thì nguyên nhân thứ 12 “sợ thất bại” lại do tác động trực tiếp ở “bên trong,” thuộc về tâm lý.

Sợ thất bại đóng một vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc, đưa đến thất bại trong doanh nghiệp của các doanh nhân một cách nhanh chóng và “tàn bạo” hơn.

Vì sao? Vì khi doanh nhân sợ điều gì, thì doanh nhân đó hay co cụm lại. Mà khi co cụm lại thì luôn mang cảm giác gò bó.

Khi mang cảm giác gò bó thì dễ nẩy sinh bực bội, nóng nẩy. Khi bực bội, nóng nẩy thì hay quyết định vội vàng, thiếu suy xét. Thiếu suy xét cặn kẽ thì dễ dẫn đến sai lầm… và sai lầm liên tục thì dẫn đến thất bại nhanh chóng.

Thế nên, thất bại trong doanh nghiệp đâu phải là do thần thánh hay định mệnh nào trừng phạt các doanh nhân, mà đó là do họ lựa chọn hay mong muốn đấy chứ.

Thất bại thì như thế, còn thành công thì sao? Sau đây là 3 gương thành công mà bạn có thể tham khảo.

BA GƯƠNG THÀNH CÔNG

1-McDONALD’S

 Thật khó có thể tưởng tượng, một đế chế thức ăn nhanh đã phát triển như thế nào, kể từ khi, McDonald’s còn là một cửa hàng bán bánh hamburger tầm thường ở California. Chắc hẳn, McDonald’s đã có một công thức thành công cho riêng mình. Vậy công thức đó là gì?

NHẮM VÀO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

Vào năm 1940, hai anh em Mac và Dick McDonald đã mở một nhà hàng Barbecue để kinh doanh, nhưng không đạt được triển vọng. 8 năm sau (1948), niềm đam mê trong kinh doanh về nhà hàng vẫn luôn thôi thúc, Mac và Dick quyết định chuyển hướng sang kinh doanh Hamburger, và sử dụng công nghệ dây chuyền đơn giản để làm bánh. Sự định hướng “kỳ hoặc” này, đã giúp cho Mac và Dick khởi đầu một đế chế McDonald’s thống trị nghành thức ăn nhanh sau này.

Khoảng thập niên 50, sản xuất dây chuyền là một cái gì đó gắn liền với sản xuất ô tô hơn là với thực phẩm. Nhưng Mac và Dick đã chọn cách sản xuất Hamburger theo cách này, vì họ nhận ra rằng, khách hàng ăn bánh thường bị hạn hẹp về thời gian và tiền bạc.

Mong ước của các khách hàng là muốn có một loại thức ăn không cần phải cao lương mỹ vị, nhưng phải hợp với túi tiền, và họ chỉ cần phải mất một vài phút để có được một phần ăn.

 Nắm được “chỗ yếu tâm lý của khách hàng”, hai anh em nhà McDonald’s đã khai thác ý niệm về chiếc Hamburger với giá 15 xu, và họ đã bắt đầu hoạt động kinh doanh nhà hàng McDonald’s theo dạng này.

Về cơ bản, họ đã phân tích ra toàn bộ tiến trình chuẩn bị, chế biến, và rất nhiều công đoạn đã được loại bỏ, để toàn bộ tiến trình có thể trở nên đơn giản nhất.

Kết quả là, vào năm 1954, hai anh em nhà McDonald’s đã có cho mình một nhà hàng drive-in (loại nhà hàng cho phép khách hàng mua thức ăn mà không cần phải rời khỏi xe của mình), chuyên phục vụ Hamburger tại San Bernardino.

Nhà hàng này, lúc nào cũng có một hàng dài khách đợi bên ngoài, và đạt được doanh thu cao ngất ngưởng. Khách tiêu thụ thì rất hài lòng về quá trình phục vụ thức ăn được diễn ra nhanh gọn, cả về chất lượng thức ăn, lẫn hợp túi tiền.

Chiến Lược Nhượng Quyền Thương Mại Đầy Ngạo Mạn

Thành công của anh em nhà McDonald’s đã thu hút sự chú ý của Ray Kroc, một doanh nhân đầy tiềm năng đến từ Illinois, người liên tục săn đuổi những công ty có triển vọng nhất để đầu tư. Ray Kroc đã có những ý tưởng kinh doanh “cực kỳ lợi hại.”

 Ở thời điểm đó, ông đã nhìn ra viễn cảnh tương lai của McDonald’s. Ông tin rằng, sẽ có hàng trăm những cửa hàng Mcdonald’s được mở ra, rồi McDonald’s sẽ thâu tóm toàn bộ đất Mỹ trong tương lai.

Vì thế, Kroc bắt đầu liên lạc với hai anh em nhà McDonald’s, với ý tưởng nhượng quyền kinh doanh (franchise) cho những doanh nhân khác. Những doanh nhân này, sẽ tiến hành những bước đi gian nan, như: gây vốn, xây dựng nhà hàng, thuê nhân công, và quản lý hoạt động kinh doanh.

Điều duy nhất mà McDonald’s cần phải làm, đó là bảo đảm những nhà hàng vệ tinh (franchisee) có thể xây dựng thương hiệu một cách tốt nhất. Rồi sau đó, McDonald’s chỉ cần “hốt tiền bản quyền” từ những nhà hàng được nhượng quyền đó.

Hai anh em nhà McDonald’s đã đồng ý với kế hoạch của Kroc, và thế là, Kroc bắt đầu ý tưởng của mình. Kroc và hai anh em McDonald’s đã bắt tay vào sửa đổi lại mô hình nhượng quyền kinh doanh (franchise) để bổ sung thêm nhiều nguồn lợi nhuận.

Tập đoàn McDonald’s, cuối cùng, cũng thu được 1% doanh thu thuần, và trong nhiều vụ đã trở thành người sở hữu chính của hoạt động nhượng quyền thương mại.

Một bước tiến xuất sắc khác mà McDonald’s đã bổ sung vào mô hình nhượng quyền, đó là, cho thuê nhà đất. (McDonald sẽ mua những mảnh đất, mà một nhà hàng được nhượng quyền theo kế hoạch được xây dựng tại đó.) Sau đó, họ sẽ cho người chủ nhà hàng nhượng quyền thuê mảnh đất đó (tiền thuê hàng tháng được tính dựa trên doanh thu).

Hoạt động cho thuê nhà đất này, mang lại lợi nhuận khá khẩm, đến nỗi, một công ty riêng (Franchise Realty Corporation) đã được thành lập, chỉ để phục vụ cho việc quản lý các hoạt động của người chủ McDonald’s.

5 năm sau (1959), McDonald’s quyết định xây dựng và điều hành một vài chi nhánh riêng. Họ khai trương những chi nhánh này trong mối liên hệ với những hãng bảo hiểm, mà đã cho anh em McDonald’s vay 1,5 triệu đô la Mỹ để đổi lấy một phần trăm (1%) cổ phần của công ty. Điều này, đã thúc đẩy sự mở rộng nhanh chóng các chi nhánh của McDonald’s trên toàn nước Mỹ vào những năm 60.

Sự phát triển đầy “ngạo mạn” của McDonald’s đã hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng năng lượng kìm hãm nền kinh tế Mỹ, vào những năm 70. Khi đã về hưu, Kroc vẫn kinh doanh rất năng nổ, và ông coi cơn khủng hoảng như một cơ hội trong việc chi tiêu (vì khi đó giá cả đang đi xuống). Cũng vào thời điểm đó, Kroc và McDonald’s, thậm chí còn bắt đầu phi vụ nhượng quyền ở những nước khác.

22 năm sau, vào những năm 80, đế chế McDonald có khoảng 8,000 chi nhánh và có mặt ở 32 quốc gia trên toàn thế giới. Năm 2008, doanh thu thực tế của McDonald’s đạt tới hơn 70 tỷ đô la, và đạt 21 tỷ lượt khách. Như vậy, có thể tính, mỗi một người trên thế giới đã mua một thứ gì đó từ McDonald’s ít nhất 3 lần trong năm 2008.

ĐIỀU HÀNH CÓ HỆ THỐNG

Điều gì khiến McDonald’s giữ chân được khách hàng? Bí mật nằm trong công thức đồng bộ hóa mọi thứ của McDonald’s.

Khi Kroc lần đầu tiếp cận McDonald’s với ý tưởng của mình, chi nhánh thử nghiệm đầu tiên được ông sử dụng chính là chi nhánh của chính mình. Kroc lấy phong cách sản xuất đồ ăn theo dạng dây chuyền của anh em nhà McDonald’s, rồi mở rộng ý tưởng hệ thống hóa mọi thứ.

Mọi thứ cần phải được xác định rõ ràng và thực hiện trong cùng một cách thức. Cùng nguồn cung cấp thức ăn, cùng những thủ tục chuẩn bị, và cùng một hệ thống bố trí nhà bếp, đều phải được đặt đúng chỗ.

Tất cả những cơ chế tiết kiệm thời gian và hoạt động, từ việc nhận đặt thức ăn, chế biến, đóng gói, và giao sản phẩm đến khách hàng, đều phải như nhau. Ngay cả hoạt động tiếp thị sản phẩm và xây dựng thương hiệu, cũng phải được thực hiện như nhau.

Nhờ có sự chú tâm vào từng chi tiết của Kroc, chi nhánh MacDonald đầu tiên của ông ở Illinois đã đạt được lợi nhuận ngay trong ngày đầu tiên khi mở cửa kinh doanh. Với thành công trong tay, Kroc bắt đầu có hàng loạt những chi nhánh tiếp theo của McDonald mà có cùng một hệ thống vận hành.

67 năm sau (2021), những hình vòm màu vàng trứ danh đã xuất hiện trong mọi ngõ ngách trên địa cầu, nhờ vào công thức thành công “khủng” của McDonald, “Hệ thống hóa đồng bộ”. Cho đến bây giờ, vẫn chưa có bất kỳ một dấu hiệu nào cho thấy sự sụp đổ của đế chế khét tiếng này. Ngoài việc, mỗi một năm họ lại có thêm 1,500 đến 1,600 chi nhánh mới khai trương trên toàn thế giới.

2-JOE‘S REDHOTS

Công ty dịch vụ thức ăn nhanh của Joe’s, thành lập năm 1997, tại Illinois. Joe‘s Redhots là một công ty kinh doanh nhỏ, chuyên cung cấp thức ăn nhanh, chất lượng cao, bằng xe bán hàng (catering) của công ty, đến hàng loạt các trung tâm, văn phòng, công ty làm việc ở vùng đô thị.

Khởi đầu từ một chiếc xe hàng nhỏ chuyên bán những loại xúc xích có chất lượng cao, và các thức ăn trưa chế biến sẵn, nhằm phục vụ các doanh nhân, công nhân, tại các khu đô thị giao thông đông đúc.

Khác với những chiếc xe bán thức ăn rong trên đưòng phố, Joe’s Redhots được xem là “nơi lý tưởng nhất để ăn trưa nhanh.”

Có được như vậy, bởi vì, Joe’s Redhots là xe bán thức ăn sạch sẽ nhất, người phục vụ vệ sinh nhất, thức ăn tươi nguyên chất nhất, và cuối cùng là giá cả hợp lý nhất.

Nơi nào có mặt của Joe’s là nơi đó có đầy những lời khen thưởng. Cứ thế mà số lượng khách gia tăng ngày một nhiều. Đâu đó, đã nổi lên những tiếng than phiền là Joe’s không đến kịp nơi của họ để cung cấp cho họ những món ăn: vừa ngon, lại vừa rẻ.

Lắng nghe những lời than phiền đó, Joe’s đã lên kế hoạch, và quyết định vay 1 triệu USD từ ba ngân hàng, để mở rộng chiến lược tiếp thị và phân phối hàng vào trung tâm thương mại Chicago, bằng cách, mua thêm sáu chiếc xe bán hàng khác. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư ròng trong 3 năm, dự tính là 243% cho 1 triệu USD đầu tư, sau khi đã hoàn vốn.

 Ước tính doanh thu của Joe’s Redhots năm 2000 lên tới 3 triệu USD, lãi ròng là $212.500 (7,1% doanh thu). Doanh thu dự kiến sẽ đạt 12 triệu USD, với lãi ròng là 1.280.100 USD (10,7%), vào cuối năm 2002.

Công ty Joe’s đã có sáu hợp đồng, và có thể có thêm 24 hợp đồng nữa từ các toà nhà văn phòng ở đại lộ Michigan, và một vài nơi khác ở Chicago để cung cấp dịch thức ăn quanh năm.

Khu vực đông đúc này, đem lại doanh thu trung bình hàng năm, tính theo mỗi đầu xe hàng là 300.000 USD (nghĩa là bán được 1.000 lần mỗi tuần và mỗi lần bán trung bình là $6.00).

Từ một xe bán hàng vào năm 1997, Công ty Joe’s tăng doanh thu hàng năm là 1,8 triệu USD trong ba năm, với lãi ròng là 128.900 USD (7,2%). 

Mỗi chiếc xe chở thức ăn đều mang một khẩu hiệu “Joe’s Redhots – Làm bạn hài lòng chỉ với giá $2.00! Bạn xứng đáng được thưởng thức nó!”

Bức thông điệp đó, nhằm vào những khách hàng đi đường muốn thưởng thức một xúc xích với giá rẻ.

Đó cũng là một thông điệp mời chào người ta “tự buông thả” một chút, vì phần lớn xúc xích đều có hàm lượng chất béo cao.

Kiểu chào hàng độc đáo này cũng nhắm chính vào đấy. Bởi vì, khi khách hàng thích ăn xúc xích, và cảm thấy họ xứng đáng được thưởng thức với giá rẻ, họ sẽ thấy rằng, bức thông điệp này hết sức có ý nghĩa với họ.

Ý nghĩa chính của bức thông điệp độc đáo này là: “giá rẻ + sự thích thú.”

Ưu điểm chính, và cũng là “lá ách chủ bài” của Joe’s, đó là, xúc xích của Joe’s Redhots không có hàm lượng chất béo cao, có chất lượng cao, tất cả đều nguyên chất, không có chất bảo quản, và các chất hoá học có hại.

Những nhân viên bán dạo trên đường phố của Joe’s Redhots, đều tuyên truyền cho khách hàng của họ thấy rằng, thưởng thức xúc xích vừa rẻ, lại vừa có lợi cho sức khỏe.

Mặc dù là lời chào hàng nhằm vào sản phẩm xúc xích, nhưng mỗi xe hàng chở thức ăn của Joe’s cũng có rất nhiều món ăn khác có lợi cho sức khoẻ và giá cả lại hợp lý.

CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ

Joe’s Redhots được hình thành và có được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ thức ăn lưu động tại những trung tâm thương mại lớn ở đô thị, đó là nhờ Joe biết nhắm vào các đối tượng từ các nhân viên công sở, những người muốn ăn bữa sáng hay bữa trưa nhanh, thuận tiện và linh hoạt.

Joe’s tạo được sự khác biệt và định vị khác hẳn so với các đối thủ cạnh tranh như: các cửa hàng thức ăn nhanh, hay các cửa hiệu bán thức ăn sẵn mang về, đó là:

  • Sản phẩm của công ty cung cấp độ dinh dưỡng cao, 100% nguyên chất, không có chất nhân tạo, phẩm màu, chất phụ gia hay chất bảo quản; đồ ăn và khẩu phần hết sức tiện lợi
  • Sự quan tâm của công ty đến môi trường sinh thái (thùng chứa hàng và giấy gói đều làm bằng chất dễ phân huỷ, có thể tái chế, và đồng thời, công ty có mối quan hệ chặt chẽ với công chúng)
  • Dịch vụ của công ty bảo đảm với khách hàng, có thể trả lại hàng, đối với tất cả những sản phẩm bán ra mà không cần giải thích, và những nhân viên phục vụ của công ty là những người được đào tạo tốt nhất

Thực phẩm của Joe’s Redhots có giá cả bằng, hoặc cao hơn một chút so với mức giá của các hãng cạnh tranh khác, nhưng khách hàng không thể phân biệt được liệu thức ăn của các hang khác đó, có nguyên chất hay không.

Các hoạt động xúc tiến bán hàng bao gồm: tặng hàng mẫu miễn phí, và một số mặt hàng đặc biệt hàng ngày cho khách hàng. Nhờ đó, giúp khách hàng hiểu rằng, họ đang nhận được những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ nhanh chóng, lịch sự, tương xứng với đồng tiền họ bỏ ra.

Joe’s Redhots đã thành công trong việc ký hợp đồng với các công ty quản lý cho thuê bất động sản, để thuê địa điểm bán hàng lâu dài, trong và ngoài trụ sở chính của các toà nhà thương mại. Đồng thời, hợp tác bán thức uống, và các thức ăn thứ yếu, với các cửa hàng trên đường phố. Tất cả các hợp đồng thuê bất động sản, giúp cho Joe’s có nơi chốn an tâm để các xe bán hàng trong các toà nhà.

Nhằm khuyến khích sự trung thành của khách hàng với sản phẩm của mình, Joe’s Redhots luôn phát triển và tăng cường cung cấp những thực đơn mới, và quay vòng cho phù hợp theo mùa vào mỗi quý.

Đồng thời, cho khách hàng ăn thử, và tặng những phần quà đặc biệt hàng ngày. Việc đào tạo nhân viên, bao gồm: chương trình tuyển dụng, “những người có tính cách dễ thân thiện”, tối thiểu là sáu giờ đào tạo tại công ty, tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm và thực tập công việc.

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ BÁN HÀNG

Đem so sánh với những hiệu ăn và hệ thống xe bán thức ăn lưu động khác, công ty Joe’s Redhots có một lợi thế hết sức đặc biệt:

  • Sự linh hoạt về địa điểm bán hàng, ngay trong văn phòng hay bên ngoài
  • Tính hiệu quả của quy mô tổ chức
  • Chi phí quản lý thấp hơn
  • Các thức ăn được chia thành khẩu phần và được gói sẵn, không cần đầu bếp
  • Chi phí hàng bán thấp, không cần phải nấu nướng và các đồ dùng kèm theo
  • Loại bỏ những nhân viên phải chờ đợi để phục vụ

Tất cả những điều đó. giúp cho Joe’s Redhots tiết kiệm được khoản 50% tổng chi phí cho hàng hoá và dịch vụ dự tính, so với những nhà hàng thông thường khác có mức giá tương tự.

3-PANDA EXPRESS

Nói đến thức ăn Trung Hoa, không ai còn lạ lẫm gì với hình thể con gấu trúc Panda Express, trong những năm vừa qua.

Panda Express trực thuộc công ty mẹ là Panda Restaurant Group, được thành lập bởi vợ chồng Andrew & Peggy Cherng, và cha của Andrew là đầu bếp Ming Tsai Cherng.

Quê hương xứ sở của ông Ming ở khu vực Dương Châu, thuộc tỉnh Giang Tô của Trung Quốc. Năm 1973, Ming và con trai ông là Andrew đã bắt đầu mở nhà hàng Panda Inn đầu tiên của họ tại Pasadena, California.

Cũng như hầu hết các nhà hàng Tầu trên nước Mỹ, Andrew và cha ông, đầu bếp Ming, thành lập nhà hàng Panda Inn nhằm phục vụ các món ăn ngon nổi tiếng của Quan Thoại và Tứ Xuyên, trong một môi trường trang trí cao cấp, với bầu không khí giản dị, và món ăn ngon.

Họ nhanh chóng giành được một số khách hàng trung thành, với các món ăn ban đầu như: Trà hun khói vịt, tôm xào walnut với mật ong, và cơm lá sen.

Hơn 10 năm thành lập, Panda Inn cũng chỉ nằm trong dạng của một nhà hàng Tầu, như muôn ngàn nhà hàng Tầu khác trên nước Mỹ.

Năm 1983, Donahue Schriber, người quản lý bất động sản của Gendale Galleria (có lẽ là một thực khách quen thuộc của Panda Inn), đã mời Andrew và Ming vào Gendale Galleria để phát triển một phiên bản thức ăn nhanh của Panda Inn trong khu thực phẩm của Glendale Galleria.

Từ đó, đã cung cấp những ý tưởng và tạo bàn đạp, cũng như, nguồn cảm hứng cho sự ra mắt của Panda Express vào năm 1983, hoàn thành tầm nhìn phát triển thức ăn nhanh, và phát triển rộng khắp xứ cờ Hoa như ngày nay.

Panda Express đầu tiên được hình thành tại Glendale Galleria, CA.

Trong năm 2008, Panda Restaurant Group có doanh thu hàng năm trên 1.7 tỷ USD, có hơn 13.000 nhân viên, và có sự tăng trưởng liên tục trong vòng 13 năm liên tiếp.

Vị trí doanh thu cao nhất của Panda Express mang về hơn 4 triệu USD mỗi năm, được đặt tại trung tâm tòa án thực phẩm Ala Moana, tại Honolulu, Hawaii.

30 năm sau, 2013, Panda Express đã có hơn 1.600  địa điểm, và là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh của Trung Hoa lớn nhất tại Hoa Kỳ.

Mặc dù có hơn 1,600 địa điểm trên toàn nước Mỹ, nhưng Panda Express lại không chú trọng đến quyền nhượng chủ quyền kinh doanh (franchise) như McDonald’s, mà chỉ kêu gọi các chủ phố, hay những nhà đầu tư hợp tác kinh doanh.

NHỮNG BÀI HỌC TỪ GƯƠNG THÀNH CÔNG

1-MCDONALD’S

Chỉ trong vòng 67 năm, từ một nhà hàng bé nhỏ tầm thường chẳng ai biết đến, trong một xó xỉnh tại quận San Bernardino, hai anh em nhà họ McDonald’s đã khiến cho hơn 3.5 tỷ con người trên thế giới biết đến thương hiệu của họ, quả thật, đây là một điều đáng cho chúng ta học hỏi.

Mac và Dick McDonald’s đâu là phải những “thiên tài” về kinh doanh, mà ở họ, chỉ có hai yếu tố quan trọng nhất giúp cho họ thành công cho đến bây giờ, đó là: niềm đam mê và chịu khó học hỏi.

Sự thật đã chứng minh, họ đâu phải chỉ có thành công không đâu, mà họ cũng có thất bại đấy chứ. Căn nhà hàng Barbecue của họ mở năm 1940, chẳng phải là một bằng chứng sống hay sao? Tuy thất bại, nhưng họ chẳng hề nản lòng. Họ vẫn tiếp tục đam mê, họ vẫn kiên trì học hỏi, và họ vẫn luôn cố gắng tìm tòi và sáng tạo.

Đọc lại tiểu sử của đế chế McDonald’s, chúng ta thấy, họ đã phải mất đến 8 năm ròng rã (1948) mới tìm ra được một định hướng. Có được định hướng đúng đắn, cộng thêm nắm bắt được đúng tâm lý khách hàng rồi, họ mới bắt đầu phát triển.

Lại phải thêm 6 năm nữa (1954), họ mới định hình được thương hiệu McDonald’s, và phát triển thành công cho đến ngày nay. Tổng cộng trong 14 năm của họ chỉ thâu gọn trong 3 điều:

  1. Có một định hướng rõ ràng
  2. Biết được tâm lý khách hàng
  3. Đơn giản tối đa và hệ thống hóa toàn bộ

Từ đó cho đến nay, tuy đế chế McDonald’s có những thay đổi cho thích hợp với thị trường, nhưng họ vẫn luôn dựa trên ba nền tảng căn bản nêu trên làm phương châm cho sự phát triển.

Nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực kinh doanh, và cũng muốn biến thương hiệu nhà hàng của bạn thành một đế chế như McDonald’s, thì 3 trụ cột đó, không thể nào thiếu được trong mục đích cũng như kế hoạch của bạn.

2-JOE ‘S REDHOTS

Tuy sinh sau đẻ muộn, cũng không chú trọng đến phát triển kinh doanh của mình theo dạng cửa tiệm, và cũng không phải là ông trùm trong nghành thức ăn nhanh, nhưng Joe‘s cũng có những ưu điểm đáng quý, mà bạn cũng có thể học hỏi.

Nếu anh em McDonald’s chỉ dựa vào 2 yếu tố “tiết kiệm thời gian và tiền bạc” để “nắm chân” khách hàng, thì ngoài 2 điều đó ra, Joe‘s lại còn thêm vào công ty của anh là: thái độ phục vụ và phẩm chất tốt để đánh bại các đối thủ trong cùng nghành.

Phương pháp của Joe‘s đánh đúng được tâm lý của khách hàng hiện đại, họ đang lo sợ về những độc tố từ những sản phẩm hóa chất trong thức ăn. Từ đó, Joe‘s tạo được sự tin tưởng của khách hàng.

Thêm vào đó, chính sách sử dụng 5% đến 10% tiền lãi dùng cho tiếp thị đúng cách đã khiến cho thương hiệu của Joe’s Redhots ngày càng nổi bật. Bài học từ Joe‘s Redhots đó là:

  1. Biết lắng nghe và thoả mãn mong muốn của khách hàng
  2. Biết đầu tư tạo dựng thương hiệu bằng tiếp thị
  3. Biết thích nghi và thích ứng môi trường
  4. Biết quản lý tài chánh và đào tạo nhân viên đúng cách
  5. Có kế hoạch và định hướng phát triển rõ ràng
  6. Thiết lập hệ thống và tiếp tục học hỏi kiện toàn

3-PANDA EXPRESS

Trong 3 lựa chọn gương thành công, có 2 gương thành công thuộc về Mỹ, và gương thành công thứ ba, thuộc về Á Châu, tiêu biểu là nhà hàng Panda Express của người Trung Hoa.

Nước Trung Hoa, cũng là một nước có một nền ẩm thực khá độc đáo, được dựng lên bởi năm sắc dân chính, gồm: Hán, Mãn, Tạng, Mông, Hồi.

Với dân số hơn 1,4 tỷ, người Trung Hoa vẫn luôn coi mình “là cái rốn của các nước” (Trung Quốc), và luôn tự hào rằng, quốc gia của họ là cái nôi của văn hóa Á châu.

Có hai bộ kinh được xem là sách gối đầu giường cho các nhà y học, triết học, khoa học và quân sự trên thế giới. Đó là bộ kinh Dịch – Âm Dương Ngũ Hành, và bộ Tôn Tử Binh Pháp.

Hầu như, tất cả những gì liên quan đến văn hóa ẩm thực của Trung Hoa, đều “dính” đến tính chất Âm Dương và Ngũ Hành.

Cho nên, khi Andrew và cha mình là đầu Bếp Ming (Minh) mở nhà hàng Panda Inn đầu tiên, năm 1973, tại Pasadena, California, ông đầu bếp Ming cũng không quên mang theo “văn hóa ẩm thực Âm Dương” đóng góp vào nền văn hóa ẩm Thực của Hoa Kỳ. 

Trên nguyên tắc, nguyên lý của Âm Dương là nguyên lý cân bằng giữa hai lực lượng đối lập. Có lẽ, ông Andrew có bằng thạc sĩ về Toán học, và vợ của ông, bà Peggy cũng có bằng tiến sĩ về Toán.

Cả hai ông bà, đều là những người khoa bảng tốt nghiệp tại Mỹ, và lại là chuyên gia về “tính toán”, nhưng “không chuyên” về nguyên lý Âm Dương. Vì thế, họ cứ “loay hoay” không biết tính toán ra sao để phát triển nhà hàng Panda Inn thành một đế chế.

Mãi đến 10 năm sau (1983), khi gặp được Donahue thì đế chế Panda Express mới bắt đầu hình thành và phát triển cho tới ngày nay.

Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, Panda Express chỉ có hơn 1600 tiệm, loanh quanh trong nước Mỹ. Trong khi, chỉ với 28 năm (1954-1982), McDonald’s đã có hơn 7,000 tiệm (gấp 4 lần Panda Express), và đã lan rộng ra hơn 32 quốc gia.

Cũng đều phát triển về dịch vụ bán thức ăn nhanh, nhưng tại sao Mcdonald’s lại có thể phát triển nhanh gấp 4 lần Panda Express?

Nguyên do đơn giản, McDonald’s đã biết sử dụng phương pháp nhượng quyền kinh doanh (franchise), mua bán và cho thuê bất động sản.

Mc Donald’s đã sớm biết, mượn “vốn” của các nhà đầu tư để tiếp tục xây dựng đế chế của mình. Ngược lại, Panda Express chỉ chú trọng đến “hợp tác” đầu tư, và cũng không chú trọng đến quá trình mua, bán, cho thuê bất động sản như McDonald’s. Vậy thì Panda Express sẽ dậy cho chúng ta bài học gì?

  1. Chớ nên kinh doanh nghành ẩm thực phục vụ, mà nên kinh doanh theo dạng thức ăn nhanh. Cả Panda Express và anh em McDonal’s đều chứng minh sự khó phát triển của nghành ẩm thực phục vụ (Panda Inn trong 10 năm cũng chỉ có 1 tiệm, và Mc donald’s với nhà hàng Barbecue trong 8 năm cũng chỉ có 1 tiệm, cuối cùng cả hai đành bỏ cuộc kinh doanh nhà hàng phục vụ)
  2. Khi kinh doanh nghành ẩm thực bán thức ăn nhanh nên đầu tư vào bất động sản
  3. Nên dùng hình thức nhượng quyền kinh doanh hơn hợp tác đầu tư
  4. Phải phát triển nhà hàng nhanh theo một hệ thống hoá đồng bộ
  5. Biết lắng nghe và bắt được tâm lý khách hàng
  6. Luôn tiếp thị đúng cách, thích ứng và hợp thời

Từ những bài học của 3 gương thành công nêu trên, nếu bạn muốn “chen chân” với họ, thì bạn phải làm gì?

Muốn biết bạn phải làm gì, trước tiên, mời bạn nên tìm hiểu chút ít về nền văn hóa ẩm thực đặc sắc của Việt Nam trước đã.

VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM

Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam được bắt nguồn từ chính dấu ấn của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước.

Bất cứ ở miền nào, cho dù là hội hè, đình đám, hay tiệc tùng gì thì trong thực đơn của người Việt cũng không thể thiếu hạt cơm.

Tục ngữ xưa có câu: “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Ðói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường”.

Chính nền văn hóa nông nghiệp đã chi phối cơ cấu bữa ăn thiên về thực vật của người Việt. Bởi thế, trong bữa cơm của người Việt, người ta có thể thiếu thịt, thiếu cá, nhưng họ không thể thiếu rau, thiếu quả, bởi: “Ăn cơm không rau như nhà giầu chết không kèn trống”.

Mâm cơm của người Việt, nếu chỉ có một món thì khó được gọi là một mâm cơm. Và nếu chỉ có một người ngồi ăn thì cũng khó cảm nhận hết cái ngon của từng món.

Chính vì có tính tổng hợp và tính cộng đồng này đã tạo nên nét đẹp độc đáo nhất trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.

Nếu như người phương Tây thưởng thức theo kiểu phân tích, ăn hết món này, rồi mới dọn ra món khác, thì mâm cơm của người Việt, bao giờ cũng phóng khoáng với tất cả các món được dọn lên cùng một lúc: nào cơm, nào rau, nào thịt, nào cá, thêm bát nước chấm con con.

Có thể nói, mỗi món ăn của người Việt Nam đã hội tụ đủ phương thức tổng hợp khi chế biến: hết luộc lại xào, lại ninh, tần, hấp, v.v, sao cho hài hòa, các yếu tố Nóng – Lạnh, Âm – Dương.

Ngồi trước mâm cơm, người Việt có thể chọn, cùng một lúc ăn các món ăn theo sở thích; hay các giác quan, cũng được cùng một lúc cảm nhận các món ăn kết hợp hài hoà: Mũi có thể ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt, mắt có thể nhìn thấy mầu sắc tươi rói, lưỡi có thể nếm được những hương vị đặc trưng.

Chính vì thế, suốt bữa ăn là cả một quá trình tổng hợp. Mỗi bát cơm, mỗi miếng cơm là thành quả của cả quá trình tổng hợp đó.

Dù có đi gần, đi xa, ai cũng vẫn cố gắng thu xếp trở về nhà để xum họp cùng gia đình bên mâm cơm tối. Dù có đi muộn, về trễ, những người trong nhà cũng vẫn chờ đợi để có đủ mặt thành viên rồi mới dùng cơm.

Bất cứ buổi tiệc tùng, họp mặt nào, cũng không thể diễn ra mà chỉ có một người. Ðó là vì, trong văn hóa ẩm thực, người Việt luôn coi trọng tính cộng đồng.

Nếu như người phương Tây mỗi người dùng riêng một đĩa, một suất, thì người Việt Nam phải quây quần quanh mâm cơm mới ăn ngon miệng.

Với người Việt, thời điểm ăn là để mọi người cùng thực hiện văn hóa giao tiếp, cùng gặp mặt, trò chuyện, nắm bắt thông tin về cuộc sống của nhau.

Và không gian ăn, chính là nơi để gắn kết chặt chẽ những mối quan hệ giữa người với người trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Vì thế, các món ăn trên mâm, có thể, người này ăn món này, người kia chọn món kia, tùy theo sở thích. Nhưng nồi cơm và bát nước chấm thì lại là món ăn cộng đồng mà những người ngồi quanh mâm ai cũng dùng chung.

Và đôi đũa, vật dụng độc đáo không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Vì sao? Vì đôi đũa chính là phương tiện linh hoạt nhất để nối dài cánh tay, giúp cho người quanh mâm, dù ngồi xa, ngồi vướng đến mấy, cũng vẫn gắp chung được thức ăn trên mâm như những người khác.

Thế nên, nói đến văn hóa ẩm thực Việt Nam là nói đến văn hóa của sự gắn kết, cộng đồng. Biểu hiện rõ nét nhất chính là phong cách kết hợp hài hòa, trung dung trong từng món ăn, thức uống. Mỗi một món ăn là một sự kết hợp Âm Dương thật tuyệt vời.

NHỮNG MÓN ĂN CỦA VIỆT NAM

Mặc dù, người Trung Hoa luôn coi mình là “chủ nhân” của bộ Kinh Dịch (Iching) Âm Dương-Ngũ  Hành lừng lẫy trên thế giới.

Nhưng càng ngày, càng có những chứng cớ rõ nét là bộ Kinh Dịch, học thuyết Âm Dương-Ngũ Hành lại là của dân tộc Việt Nam, mà các “chủ nhân” Trung Hoa, trong quá khứ, đã từng qua đô hộ và “chôm chỉa” mang về. 

Có lẽ, vì đã thông kinh Dịch, và biết được vận mạng của nước Việt phải gánh chịu “kiếp nạn”, mà tổ tiên của người Việt đã khôn khéo chia bộ kinh Dịch và Âm Dương-Ngũ Hành ra làm ba phần khác nhau; và chỉ giao cho các “chủ nhân” phần đầu và phần cuối, còn phần giữa thì đem dậy lại cho con cháu, qua phương pháp khẩu truyền, đậm nét nhất, vẫn tiềm tàng trong ca dao và tục ngữ của Việt Nam.

Chính vì vậy, mà Kinh Dịch và học thuyết Âm Dương-Ngũ hành của người Trung Hoa, thiếu một hệ thống lý luận hoàn chỉnh.

Ai có dịp nghiên cứu về kinh Dịch và học thuyết Âm Dương-Ngũ Hành của người Trung Hoa thì luôn rơi vào những lý luận mâu thuẫn, nghịch lý đến tức cười.

Vậy, kinh Dịch, học thuyết Âm Dương-Ngũ Hành có phải là của Việt Nam hay không thì xin dành lại cho các nhà nghiên cứu, khảo cổ Việt Nam đi minh chứng.

Điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là, nếu học thuyết Âm Dương-Ngũ Hành thuộc về người Trung Hoa, và họ luôn tự hào về sự ứng dụng Âm Dương-Ngũ Hành trong Ẩm Thực của họ, thì chắc chắc, món ăn của họ phải đạt đến chỗ “quân bình Âm Dương.”

Nhưng trên thực tế, tất cả các món ăn của Trung Hoa, phần lớn lại mang đầy tính chất “thiếu quân bình”.

Thí dụ như món Vịt Bắc Kinh chẳng hạn. Theo đông y, Vịt  mang tính “hàn.” Muốn giải hàn, hay “quân bình Âm Dương” thì phải có một món mang tính “nhiệt” ăn kèm theo.

Nhưng trên thực tế, món Vịt Bắc Kinh lại chẳng có món “nhiệt” nào ăn kèm theo cả. Ngược lại, nước chấm bằng tương ngọt lại mang tính “hàn.” Đã hàn lại cộng thêm hàn, như vậy làm sao có thể làm “cha đẻ” ra học thuyết Âm Dương cho được.

Còn Việt Nam ăn món Vịt ra sao? Đơn giản là dùng nước mắm gừng. Độ mặn của nước mắm mang tính chất cực Nhiệt (Dương), nên cần phải thêm chút gừng thuộc Hàn (Âm), cộng với độ Hàn (Âm) của thịt Vịt, tạo thành thế quân bình âm dương.

Ngoài sự quân bình hài hoà, gừng lại mang tính chất giải độc, và làm ấm bao tử. Như vậy, so với thuyết Âm Dương, thì món thịt Vịt chấm nước mắm gừng, còn cao hơn một bước, nghĩa là, không phải chỉ biết quân bình Âm Dương không mà thôi, mà còn biết dùng thêm gừng, để giải được cả độc của thịt vịt. (Độc như thịt vịt)

Nhìn vào món ăn của Việt Nam, chúng ta luôn luôn thấy, có một sự kết hợp hài hoà Âm Dương đến mức độ lạ lùng.

Hễ cứ một món có thịt (dương), thì phải ăn kèm theo một món rau hoặc gia vị (âm) nào đó kèm theo. Điển hình nhất là câu ca dao ngộ nghỉnh như sau:

Con gà cục tác lá chanh

Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

Con chó khóc đứng khóc ngồi

Mẹ ơi đi chợ mua cho tôi đồng giềng

Mới đọc sơ qua, xem ra chỉ là những câu hát ngô nghê của trẻ nhỏ. Nhưng nếu để ý kỹ hơn, rõ ràng, đây là cả một nghệ thuật nấu nướng theo “quân bình âm dương” thật rõ nét.

Luộc thịt gà và ăn gà (dương), mà muốn cho ngon thì phải cho lá chanh (âm) vào nấu, và phải chấm với muối (dương) cộng thêm tiêu chanh (âm) thì mới tuyệt.

Ngược lại, nhắm một miếng dồi chó (cực dương), mà không có củ giềng và lá mơ (cực âm) thì chỉ có chẩy máu cam, muốn cầm cũng khó.

Tuy chưa hề học về học thuyết âm dương, và cũng không cần biết về Âm Dương, nhưng những nhà đầu bếp Việt Nam, lại là “vua” về sự quân bình Âm Dương, trong nghệ thuật ẩm thực.

Bịnh tật của con người, theo học thuyết Âm Dương, chỉ là do mất quân bình giữa Âm và Dương mà ra. Khi Âm Dương quân bình thì đó là lúc con người khỏe nhất.

Theo thống kê mới nhất của Viện Phát triển Hải Ngoại Anh (ODI), thì nhân loại ngày nay đang vấp phải một “dịch bịnh” nghiêm trọng, đó là: “dịch béo phì và thừa cân”.

Số lượng người béo phì ở các nước đang phát triển đã vượt qua ngưỡng 900 triệu người, thậm chí, đã vượt mặt các nước phát triển, nơi xuất phát của các thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng trên thế giới.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, các nước này đang phải gánh chịu khoản chi phí y tế cực kỳ lớn, cho các bệnh đau tim, tiểu đường, béo phì, do lạm dụng thức ăn nhanh dưới sự phát triển của nhịp sống gấp gáp như hiện đại.

Nghiên cứu còn chỉ ra, một phần ba dân số trưởng thành trên thế giới (tức khoảng 1,45 tỷ người), bị bệnh béo phì hoặc thừa cân.

Nguyên nhân được cho là do sự thay đổi trong chế độ ăn uống ở các nước đang phát triển. Người tiêu dùng đang chuyển từ chế độ ăn ngũ cốc, và củ quả, sang một lượng lớn các thức ăn giàu chất béo, muối và đường.

Kết hợp với việc lười vận động đã làm bùng nổ dân số béo phì. Không những vậy, trách nhiệm của chính phủ bị buông lỏng, cũng được xem là một trong những nguyên nhân lớn nhất để xảy ra tình trạng này.

ODI nhận định, các chính trị gia dường như đang “sợ hãi trong việc can thiệp vào chế độ ăn uống, thiếu lành mạnh của người dân”.

ODI còn cảnh báo, nếu chính phủ các nước không hành động ngay thì sẽ phải đối mặt với “đại dịch” ung thư, tiểu đường, đột quỵ và đau tim, đặt gánh nặng rất lớn lên hệ thống y tế các nước, vốn đã nghèo, nay lại càng trở nên kiệt quệ hơn.

Nhiều người lại cho rằng, tốt nhất là chính phủ nên can thiệp trước khi một món thức ăn nhanh xuất hiện trên thị trường, chứ không phải, đợi đến khi ra lò rồi mới bắt đầu đi tuyên truyền hay hạn chế bằng pháp lệnh hành chính.

Trong khi đó, các thương hiệu đồ ăn nhanh vẫn tiếp tục nhởn nhơ, với hàng loạt quảng cáo đánh vào những đứa trẻ, chứ không phải người trưởng thành.

Theo nghiên cứu của Robert Wood Johnson Foundation, 99% quảng cáo từ McDonald’s cho đến Burger King, nhắm đến trẻ em.

Họ không còn đánh mạnh vào hình ảnh bữa ăn, mà dùng các chiêu dụ, hoặc thông qua nhân vật hoạt hình, trò chơi, các đoạn phim… để thu hút sự chú ý của trẻ em, khiến chúng quên đi những hình ảnh đáng sợ về căn bệnh béo phì, hay đau tim đang tiềm ẩn trong từng miếng gà chiên hay chiếc Hamburger béo ngậy.

Dù các nhà quảng cáo ngày nay, dưới áp lực của xã hội, cũng đã tung ra những quảng cáo “lành mạnh hơn”, nhưng điều quan trọng, không phải là nội dung quảng cáo, mà là những hình ảnh này càng khiến trẻ nhỏ, đặc biệt, những em vốn đã thừa cân, hay béo phì, càng nhớ lâu những cái tên như McDonald’s, Burger King, KFC… và vòi vĩnh cha mẹ dẫn đến những địa điểm này.

Quả thực, theo báo cáo của Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ, 45% trẻ em tiếp xúc với những quảng cáo này, tiêu thụ nhiều thức ăn hơn so với những em không xem.

Thậm chí, 5 năm sau, khi được tiếp xúc với chương trình khuyến mãi của các loại thực phẩm không lành mạnh, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trẻ em tiếp tục mua ít trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt hơn, song lại gia tăng lượng tiêu thụ về thức ăn nhanh, thức ăn chiên xào và thức uống ngọt.

Đằng sau những cánh cửa sáng loáng, các thức ăn, dù có được tô hồng là “lành mạnh” đến đâu, thì thức ăn nhanh vẫn chỉ là loại thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ béo phì.

Những khẩu hiệu “đứng về phía sức khỏe của người tiêu dùng” không thể xóa đi thực tế rằng: McDonald’s, Burger King, KFC… vẫn phải dựa trên sản phẩm truyền thống của họ là, những thứ đồ ăn nhanh gây “nghiện”, có hại cho sức khỏe, mọi sự tuyên bố “thay đổi” của các hãng, trong lúc này chỉ là “mị dân”.

Bản báo cáo trên đây của ODI đã khiến cho các ông trùm trong nghành kinh doanh thức ăn nhanh không “hài lòng” cho mấy.

Nhưng bản báo cáo này, lại là chiếc chìa khoá vàng đang dành cho bạn, nếu bạn muốn “chen chân” và muốn xây dựng một đế chế thức ăn nhanh cho riêng bạn.

VẬY BẠN NÊN LÀM THẾ NÀO?

Trong 7 ông trùm của nghành ẩm thực nhanh thì hết 6 ông đều được liệt vào trong danh sách “gây hại cho sức khỏe”, tạo ra chứng béo phì và thừa cân cho nhân loại.

Chỉ riêng ông trùm Subway là thoát khỏi.

Tuy phát triển sau McDonald’s hơn 11 năm (1965), nhưng đến nay, Subway đã có hơn 41,000 chi nhánh khắp nơi trên thế giới.

Sản phẩm chính của Subway chỉ là bánh mì tự nướng, bán với các loại thịt ham, thịt viên, cheese và rau. Nếu đem so sánh giữa các thức ăn nhanh, về độ bổ dưỡng khỏe mạnh thì Subway có thể được gọi là thức ăn lành. Nhưng nếu nói đến độ ngon, thì bánh mì của Subway vẫn không có thể cạnh tranh với món McRib của McDonald’s.

Như chúng tôi đã trình bầy, con người hôm nay không phải chỉ có “ăn để sống”, mà họ còn “sống để ăn.”

“Ăn để sống” thì thực phẩm cần phải tươi lành, không độc hại. “Sống để ăn” thì thực phẩm cần phải nêm nếm hài hoà, ngon miệng.

Cho nên, tuy cả 6 ông trùm đều bị liệt vào danh sách nguy hiểm, nhưng vì ngon, nên người ta vẫn ủng hộ. Ngược lại, ông trùm Subway, tuy phát triển nhiều chi nhánh hơn, nhưng nếu đem so với cả 6 ông gộp lại thì Subway cũng chỉ chiếm được có 1/8 thị trường. 

Như vậy, con số thích ăn ngon (sống để ăn) vẫn chiếm đa số. Nhưng con số ăn lành (ăn để sống) cũng hết sức ấn tượng, khi Subway vẫn tiếp tục gia tăng các chi nhánh trên toàn thế giới.

Rõ ràng, con người hôm nay, họ không phải chỉ có thích ăn để sống (lành), mà họ còn đòi hỏi, sống để ăn (ngon) nữa.

Tiếc thay cho các ông trùm là, không có ông nào có thể thoả mãn được cả hai tố chất “ngon và lành” cùng một lúc. Thế nên, đây cũng chính là cơ hội “trăm năm” mới có một lần cho bạn.

Bởi vì, nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam từ ngàn xưa cho đến nay đều mang 2 tính chất “ngon và lành”.

Chỉ cần bạn biết chọn ra những món thích hợp, có kế hoạch rõ ràng, biết giáo dục khách hàng, có tiếp thị đúng đắn, chắc chắc, các ông trùm cũng phải “toát mồ hôi hột” với bạn.

Sống trên đất Mỹ, hầu như tất cả những nền ẩm thực trên thế giới đều có mặt ở đây.  Nhưng hiếm có nền văn hóa ẩm thực nào có những nét độc đáo nắm vững được cả hai tố chất “ngon và lành” như Việt Nam.

Nhân loại hôm nay, đang hướng về, cũng như, đang đi tìm một nền văn hóa ẩm thực “ngon và lành”.

Bạn đã có sẵn trong tay. Vấn đề là, bạn có “thấy ra thời”, và có dám “tạo ra thời” hay không mà thôi.

We use cookies in order to give you the best possible experience on our website. By continuing to use this site, you agree to our use of cookies.
Accept